Cuộc cách mạng của ngành truyền thông - tiếp thị Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Bài tìm hiểu thêm: Tiếp thị kỹ thuật số

Thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mang lại sự đổi mới cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong đó ngành truyền thông tiếp thị cũng đã nhận được rất nhiều sự đổi mới từ các phát kiến trong giai đoạn cách mạng kỹ thuật số khi có thể khai thác nhiều hơn vào hành vi của những công dân kỹ thuật số và có thể tiếp cận và kết nối nhiều hơn với con người. Dưới đây là các thành tựu đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của ngành truyền thông tiếp thị và chúng vẫn còn đóng vai trò rất lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sau này:

Internet - Mở đầu kỷ nguyên của những gã khổng lồ

Ra đời vào khoảng năm 1974, cho đến nay, những tiện ích mà Internet mang lại cho nhân loại thật không nào tả xiết. Sự tiện lợi của Internet di động cũng kéo theo sự thay đổi trong hành vi, lối sống hằng ngày của con người. Ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung tỷ lệ người sử dụng internet ngày càng cao. Tính đến năm 2017, có đến gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng internet (chiếm 46,64%), trong đó khu vực châu Á là khu vực có số người dùng lớn nhất (xấp xỉ 1,5 tỷ người chiếm gần 50% toàn thế giới).[41] Cụm từ "Cư dân mạng" để chỉnh những người giáo tiếp với nhau trên mạng xã hội cũng từ đây mà dần trở nên quen thuộc hơn với nhiều người. Số lượng của những công dân tham gia internet cũng ngày một tăng.

SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) - điện toán đám mây: Không gian lưu trữ vô tận

Social media đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng theo một phương thức mới.[42]

Công nghệ di động (Mobile) đã thay đổi cách thức con người giao tiếp với nhau, cũng như mua sắm và làm việc.[42]

Công nghệ phân tích (Analytics) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn như khi nào và lúc nào, cách thức ra sao khi một khách hàng mua sắm hàng hoá dịch vụ của mình. Ứng dụng Big Data, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin quý giá để cải tiến việc tiếp cận khách hàng của mình về hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ… Sử dụng công cụ phân tích cũng giúp mang lại các chỉ dẫn đáng kể trong việc tạo ra các quyết định marketing phù hợp.[42]

Trong khi đó công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã tạo ra cách thức mới giúp truy cập đến công nghệ và dữ liệu một cách linh động, giảm thiểu chi phí mà một doanh nghiệp cần để phản ứng nhanh với những chuyển biến trên thị trường cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ. [42]

Theo thống kê của Gartner, vào năm 2009 trên thế giới chỉ có khoảng 1,6 tỷ thiết bị cá nhân và 0,9 tỷ thiết bị kết nối (Internet of Things) như đến năm 2020, dự kiến sẽ có 7,3 tỷ thiết bị cá nhân và 30 tỷ Internet of things. Với sự phát triển này, S.M.A.C đang có điều kiện thuận lợi nhất để tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế toàn cầu.[43]

Big Data – dữ liệu lớn: "Khoáng sản" của ngành tiếp thị, truyền thông

Big data nhìn chung liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm các dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc, mỗi tập có thể được khai thác để tìm hiểu insights.

Bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông tiếp thị

Giai đoạn của kênh Traditional (2008-2012): Quyền lực trong tay các kênh chính thống

Ở gia đoạn này truyền hình lên ngôi khi là công cụ truyền thông hữu ích của các công ty bên cạnh một số các công cụ truyền thông truyền thống khác. Theo báo cáo thị trường quảng cáo năm 2011 của Kantar, tổng chi phí đầu tư cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm truyền hình, báo & tạp chí (in), đài phát thanh, OOH và Internet, đạt 16.357 tỷ đồng. Trong đó, khi nhắm đến đối tượng truyền thông "Mass", truyền hình và báo chí chính là lựa chọn ưu tiên nhất, với kinh phí lần lượt chiếm 80% và 14.28% trên tổng mức đầu tư cho toàn thị trường quảng cáo.[44]

Trước thực trạng các thương hiệu vừa và nhỏ ngày càng thất thế, sự khởi đầu của Thời đại Thông tin (hay Thời đại Số/Thời đại Truyền thông mới) có liên quan trực tiếp đến Cách mạng Kỹ thuật số (Digital) là điều tất yếu nhằm lấy lại sự công bằng cho cuộc chơi.

Digital Level 1 (2011-2013): Những khái niệm sơ khai

Thuở ban đầu, những trang như Én Bạc, Rồng Bay, Vật Giá... đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành thương mại điện tử Việt Nam. Đồng thời, những website tin tức kỳ cựu như VnExpress, 24h, Dantri, Vietnamnet… đã hình thành nên khái niệm booking trên Digital. Chắc hẳn, các thế hệ 8x, 9x đều biết đến Yahoo Messenger – gã khổng lồ về nền tảng chat, nơi các nhà quảng cáo có thể hiển thị Banner trên các khu vực cực kì sơ khai như Yahoo Insider.

Vì loại hình mua bán này còn rất mới mẻ, do đó các hình thức nhắm chọn (targeting) chỉ ở mức theo website hoặc theo các chuyên mục, và model banner cố định phổ biến nhất là CPD – Cost Per Duration (theo tuần hoặc tháng).[44]

Digital Level 2 (2012- 2014): Adnetwork hình thành

Banner cố định theo CPD ngày càng thịnh hành làm hàng nghìn website mọc lên ngày một nhiều hơn. Điều này khiến nhiều DN cũng như Agency gặp khó khăn trong việc booking trên tập hợp lớn nhiều website. Vì thế, các Adnetwork - mạng lưới kết nối nhiều website ra đời. Các nhà quảng cáo chỉ việc kết nối với một Adnetwork là có thể hiển thị nội dung quảng cáo cùng lúc trên nhiều website. Có thể điểm mặt một số Adnetwork nổi tiếng trên thị trường lúc bấy giờ như Admicro (CafeF, CafeBiz, Kenh14…), Eclick (VnExpress, Ngoisao, Ione…), Adtima (Zing, Baomoi…), Novanet (Thanhnien, Tuoitre...).[44]

Giờ đây, thay vì CPD, họ đã có thể lựa chọn phương án tiếp thị tùy theo nhu cầu, mục tiêu và ngân sách, chẳng hạn như có thể mua quảng cáo theo CPC (mua theo click), CPM (mua theo 1000 lần hiển thị)...

Digital Level 3 (2014 - nay): Global Platform

Những khái niệm, loạt cách làm, các hình thức quảng cáo mới ra đời… Trong đó, nổi bật là Google Adsense, hệ thống quảng cáo của Facebook, Youtube, Instagram... với sự bùng nổ người dùng Việt Nam. Đây là giai đoạn bùng nổ của nền tảng Google Display Network/GDN với những khả năng nhắm chọn người dùng chuẩn xác vượt xa các giai đoạn trước. Hầu hết các website tại Việt Nam đều tham gia vào mạng lưới quảng cáo này, đồng thời cung cấp các inventory quảng cáo.[44]

Đồng thời, một khái niệm tính phí mới được hình thành: CPA (Cost Per Acquisition – chi phí có một kết quả nào đó). Kết quả (Acquisition) có thể là Lead (thông tin khách hàng), Member (đăng kí thành viên), CPL (cost per lead – chi phí cho một thông tin khách hàng bao gồm họ tên, email và sdt), CPO (cost per order – chi phí cho một đơn hàng)…

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba http://www.timefx.net/tong-hop-cac-dinh-dang-file-... http://www.vast.ac.vn/tin-tuc-su-kien/tin-khoa-hoc... http://antoanthongtin.gov.vn/an-toan-thong-tin/c-e... http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-b... https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-hay/tim-h... https://www.bmigaming.com/videogamehistory.htm https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/mat-tra... https://www.intel.com/content/www/us/en/history/mu... https://www.internetworldstats.com/emarketing.htm https://newonads.com